Tư vấn đất đaiDịch vụ

Sổ đỏ – những vấn đề pháp lý cơ bản

380views

Sổ đỏ là cách gọi tên theo màu sắc của sổ mà người dân thường sử dụng. Chúng ta hay nghe đến thuật ngữ “sổ đỏ, sổ hồng”, vậy thực chất đây là những loại sổ gì? Có giá trị pháp lý ra sao? Trong bài viết này chúng tôi xin đi vào vấn đề Sổ đỏ – những vấn đề pháp lý cơ bản.

  1. Sổ đỏ là gì?

Sổ đỏ hay còn gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất (Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013).

Khái niệm “Sổ đỏ” này khác với khái niệm “Sổ đỏ, sổ hồng” được quy định tại các văn bản pháp luật cũ, cụ thể:

Tiêu chí Sổ đỏ Sổ hồng
Ý nghĩa Sổ đỏ là tên gọi của “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”, cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất (theo khoản 20 Điều 4 luật đất đai 2003)

 

Sổ hồng là tên gọi của “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở” tại đô thị (nội thành, nội thị xã, thị trấn) được cung cấp cho chủ sở hữu theo quy định (Nghị định số 60-CP ngày 05/07/1994 của Chính Phủ về quyền sử dụng nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị):

–          Trường hợp chủ sở hữu nhà ở đồng thời là chủ sử dụng đất ở, chủ sở hữu căn hộ trong nhà chung cư thì cấp một giấy chứng nhận là “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở”;

–          Trường hợp chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là chủ sử dụng đất ở thì cấp “Giấy chứng nhận quyền sở hữu ở nhà” (theo Điều 11 luật nhà ở 2005)

Cơ quan ban hành Do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Do Bộ Xây dựng ban hành
Đặc điểm, hình thức Bìa ngoài sổ đỏ có màu đỏ, trang đầu tiên có dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” Có màu hồng, bên ngoài trang đầu tiên ghi “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”

Sổ Hồng

Sổ Đỏ

Sổ đỏ sau khi thống nhất

  1. Quy định trong luật

Trước khi Nghị định 88/2009/NĐ-CP (đã được thay thế bằng  Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai) ra đời thì sổ đỏ và sổ hồng vẫn là 2 loại sổ tách biệt (như bảng phân tích trên).  Sau khi Nghị định 88/2009 ra đời đã gộp 2 loại sổ trên vào làm 1 với tên gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liên với đất.

Theo hiện hành, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được quy định là loại giấy cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo một loại mẫu thống nhất trong cả nước.

Trong khi đó, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đã được cấp trước ngày 10/12/2009 vẫn có giá trị pháp lý và không phải đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo mẫu mới, tuy nhiên nếu người dân có nhu cầu đổi cho thống nhất thì vẫn tiến hành cấp đổi và hoàn toàn miễn phí.

  1. Sổ đỏ cấp cho cá nhân và cho hộ gia đình có gì khác nhau?

Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT về thông tin người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất: Sổ đỏ cấp cho cá nhân thì phần tên sẽ ghi “Ông” hoặc “Bà”, còn cấp cho Hộ gia đình thì ghi “Hộ gia đình, gồm ông” hoặc “Hộ gia đình, gồm bà”, dòng tiếp theo ghi “cùng sử dụng đất” hoặc “cùng sở hữu tài sản” hoặc “cùng sủ dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất” rồi ghi lần lượt họ tên của các thành viên có trong sổ hộ khẩu.

Nếu như sổ đỏ cấp cho cá nhân thì cá nhân có đó có quyền tự định đoạt mà không cần có sự đồng ý của người khác (vì sở hữu riêng của cá nhân) còn sổ đỏ cấp cho hộ gia đình, muốn định đoạt thì cần phải có sự đồng ý của tất cả các thành viên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (theo Điều 212 Bộ Luật Dân sự 2015 thì việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.)

Đối với giấy chứng nhận ghi tên cá nhân (ghi đích danh tên của một hoặc nhiều người) thì chỉ người (những người) có tên trên giấy chứng nhận mới là chủ sở hữu, chủ sử dụng tài sản được chứng nhận, trừ trường hợp tài sản được xác định là tài sản chung vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình thì chỉ vợ hoặc chồng đứng tên. Giấy chứng nhận ghi tên cá nhân thường được cấp ở khu vực đô thị. 

Đối với giấy chứng nhận ghi tên hộ gia đình thì người đứng tên trên giấy chỉ là người đại diện của hộ gia đình (thường là chủ hộ). Quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản được ghi trên giấy chứng nhận thuộc về tất cả những người có tên trong sổ hộ khẩu gia đình mà không phân biệt đã thành niên hay chưa thành niên. Tuy nhiên, cũng có trường hợp hộ gia đình chỉ có một người nhưng vẫn được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo hình thức hộ gia đình. Giấy chứng nhận cấp cho hộ gia đình thường được cấp ở khu vực nông thôn.

Trên đây là một số vấn đề pháp lý cơ bản về sổ đỏ theo quy định của pháp luật hiện hành. Quý khách có vướng mắc cần giải đáp hoặc nhu cầu dịch vụ của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT ĐÔNG NAM HẢI

Hotline: 0976504831/0939958886
Email: [email protected]
Website: 
luatdongnamhai.com

Địa chỉ: Số 39, Tập thể Cục cảnh sát Hình sự, ngõ 187 Trung Kính – Yên Hòa – Cầu Giấy – HN

Các bài viết có liên quan:

Thủ tục và chi phí sang tên sổ đỏ;

Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp đất đai; Luật Đông Nam Hải;

Trình tự, thủ tục thực hiện khi chia tách thửa đất

Quyền, nghĩa vụ của các bên khi tham gia cầm cố tài sản.

1 Comment

Comments are closed.