Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 116 Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015)
Tuy nhiên vì nhiều lý do chủ quan hoặc khách quan mà giao dịch dân sự có thể bị vô hiệu, dẫn đến những hậu quả pháp lý không đáng có. Để có cái nhìn đúng nhất và tránh các trường hợp vô hiệu, chúng tôi xin Stanozolol Injection (Winstrol Depot) đưa ra các trường hợp giao dịch dân sự bị vô hiệu theo pháp luật hiện hành.
I. Các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
Hợp đồng dân sự bị vô hiệu khi không đáp ứng một trong các điều kiện theo quy định tại Điều 117 Bộ luật dân sự 2015, bao gồm:
Thứ nhất: Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
Thứ hai: Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
Thứ ba: Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Thứ tư: Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định (Điều 119 BLDS 2015).
Thứ năm: Các trường hợp khác do Bộ luật này quy định.
So với quy định về giao dịch dân sự vô hiệu tại BLDS 2005, BLDS 2015 có bổ sung thêm cụm từ “trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác”. Đây là quy định cần thiết, bởi lẽ các quy định về điều kiện có hiệu lực của BLDS để áp dụng cho đa số các trường hợp nhằm đảm vảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Tuy nhiên, trong một số trường hợp việc vô hiệu giao dịch dân sự là không cần thiết. Thực tế, cho thấy giao dịch có thể thiếu điều kiện quy định tại Điều 117 BLDS 2015 nhưng vẫn không vô hiệu. Chẳng hạn như quy định tại điểm a khoản 2 điều 125 BLDS 2015, giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó thì không bị xem là giao dịch dân sự vô hiệu. Sự bổ sung quy định này thể hiện sự linh hoạt trong các quy định của pháp luật.
II. Các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu trong BLDS 2015.
Các trường hợp giao dịch bị vô hiệu có thể được phân thành hai nhóm chính: Vô hiệu tuyệt đối (hay còn gọi là vô hiệu đương nhiên) và vô hiệu tương đối (hay còn gọi là vô hiệu bị tuyên). Sự phân loại nêu trên dựa vào một số đặc điểm thể hiện bản chất của hai khái niệm giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối và vô hiệu tương đối.
1. Các trường hợp vô hiệu tuyệt đối của giao dịch dân sự
Thứ nhất: Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội (Điều 123 Bộ luật dân sự 2015)
“Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.
Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.”
Ví dụ: Giao dịch mua bán và vận chuyển vũ khí vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, cụ thể là vi phạm tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự được quy định tại Điều 304 BLHS 2015.
Thứ hai: Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo (Điều 124 BLDS 2015)
“1. Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.
- Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.”
Ví dụ: Các bên thoả thuận giao kết hợp đồng tặng cho nhưng không làm phát sinh quyền của người được tặng cho nhằm trốn tránh việc trả nợ người cho vay trước đó. Khi đó hợp đồng tặng cho giả tạo đó sẽ bị vô hiệu.
Thứ ba: Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức (Điều 129 BLDS 2015) gồm 2 trường hợp:
– Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó;
– Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.
2. Các trường hợp vô hiệu tương đối của giao dịch dân sự
Thứ nhất: Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện (Điều 125 BLDS 2015)
- “1. Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
- Giao dịch dân sự của người quy định tại khoản 1 Điều này không bị vô hiệu trong trường hợp sau đây:
- a) Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó;
- b) Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ;
- c) Giao dịch dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự.”
Thứ hai: Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn (Điều 126 BLDS 2015)
Trường hợp giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, trừ trường hợp: “mục đích xác lập giao dịch dân sự của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc xác lập giao dịch dân sự vẫn đạt được.”
Nhầm lẫn là việc các bên hình dung sai về nội dung của giao dịch mà tham gia vào giao dịch gây thiệt hại cho mình hoặc cho bên kia. Sự nhầm lẫn xuất phát từ nhận thức của các bên hoặc phán đoán sai lầm về đối tượng sự việc, sự nhầm lẫn phải được thể hiện rõ ràng mà căn cứ vào nội dung của giao dịch phải xác định được. Nếu bên bị nhầm lẫn chứng minh được sự nhầm lẫn của mình thì giao dịch có thể bị tuyên bố vô hiệu.
Ví dụ: Không đưa ra chỉ dẫn rõ ràng bằng tiếng Việt về công dụng của tài sản, gây ra sự nhầm lẫn.
Thứ ba: Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép (Điều 127 BLDS 2015)
“Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.
Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.”
Những giao dịch được xác lập do lừa dối, đe dọa, cưỡng ép chỉ bị vô hiệu khi có yêu cầu của bên bị lừa dối, bị đe dọa, cưỡng ép và toà án chấp nhận yêu cầu đó. Như vậy, những giao dịch được xác lập do các tác động này vẫn có hiệu lực nếu không có yêu cầu của bên bị lừa dối, bị đe dọa, cưỡng ép.
Thứ tư: Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình (Điều 128 BLDS 2015)
“Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.”
Ví dụ: trong khi say rượu A đã ký hợp đồng với B bán quyền sử dụng đất mà A đang sở hữu cho B với giá chỉ bằng 1/2 giá thị trường tại thời điểm đó. Trong trường hợp này, giao dịch vô hiệu do tại thời điểm xác lập giao dịch, A không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.
Trên đây là 7 trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu. Quý độc giải quan tâm liên hệ trực tiếp với Luật Đông Nam Hải để có sự tư vấn tốt nhất, xin cảm ơn!
Hãy đến với chúng tôi để trải nghiệm những dịch vụ chất lượng nhất. Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY LUẬT ĐÔNG NAM HẢI
Hotline: 0976504831/ 0939958886
Email: luatdongnamhai.dnh@gmail.com
Website: http://luatdongnamhai.com
Địa chỉ: Số 39, Tập thể Cục Cảnh sát Hình sự, Ngõ 187 Trung Kính – Yên Hòa – Cầu Giấy – HN.
Các bài viết có liên quan:
Quyền, nghĩa vụ của các bên khi tham gia cầm cố tài sản
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Tìm hiểu về giao dịch dân sự (Phần 1)
Các vấn đề liên quan đến hợp đồng ủy quyền Luật Đông Nam Hải
14 Comments
Comments are closed.
cialis 20 mg price
vermox 100 mg otc
flomax generic over the counter
female viagra tablet
cafergot tablets buy online
trazodone 50mg daily
tizanidine 2mg tablet price
best price augmentin
metformin glucophage xr
buy nolvadex india
doxycycline online pharmacy canada
where can you buy flomax
priligy tablets over the counter
diflucan 1