Tư vấn pháp luậtLuật sư tư vấn

Tìm hiểu về quyền tác giả – Luật Đông Nam Hải

70views

Trong thời gian trước đây, dư luận từng xôn xao về vụ việc một sinh viên luật tại trường Đại học Kinh tế – Luật Tp Hồ Chí Minh dùng giáo trình photo, đã bị nhà trường ra quyết định buộc thôi học. Quyết định này hiện đang là chủ đề gây tranh cãi trong dư luận nhiều ngày qua. Có rất nhiều luồng quan điểm trái chiều được đưa ra nhưng phần lớn đều đứng trên góc độ tình cảm. Vậy nếu đứng trên góc độ pháp lý thì chúng ta nhìn nhận vụ việc này như thế nào?

Dùng giáo trình photo mà không có sự đồng ý của tác giả là một hành vi xâm phạm đến quyền tác giả của cuốn giáo trình đó. Một câu hỏi được đặt ra, vậy quyền tác giả là gì? Vì sao phải đăng kí bản quyền tác giả? Luật Đông Nam Hải sẽ trả lời câu hỏi trên:

1.     Khái niệm quyền tác giả

Quyền tác giả có nghĩa là được pháp luật, xã hội, quần chúng….công nhận cho cá nhân, tập thể, tổ chức đối với một tác phẩm văn học, khoa học, phần mềm, … do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Các tác phẩm đó phải là sản phẩm trí óc của tác giả mà không đơn thuẩn là sự sao chép từ nguồn đã biết. Vậy vì sao phải đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả?.

Đăng ký bản quyền tác giả hay còn gọi là bảo hộ bản quyền tác giả. Nghĩa là sẽ đảm bảo cho người sáng tạo ra tác phẩm chống lại các hành vi sử dụng trái phép tác phẩm: như ăn trộm, sao chép, lạm dụng tác phẩm đó.

2.     Vai trò của quyền tác giả

Quyền tác giả giống như một tấm chứng minh thư xác nhận quyền của tác giả đối với sản phẩm do chính mình sáng tạo ra và sở hữu. Quyền tác giả bảo vệ quyền lợi cho sở hữu chủ. Mọi hành vi chiếm hữu, sử dụng đến sản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu nó đều được tính là vi phạm vào quyền sở hữu.

Để tạo ra một tác phẩm có giá trị và sáng tạo, đòi hỏi sự lao động trí óc, trí tuệ, thời gian và tài chính. Việc đăng ký bản quyền tác giả là sự chứng nhận cho sự sáng tạo của con người, bằng việc trao cho tác giả các phần thưởng xứng đáng, động viên tinh thần làm việc cho người sáng tạo.

3.     Đối tượng áp dụng quyền tác giả

Đối tượng bảo hộ Quyền tác giả:

Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:

a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác.

b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

c) Tác phẩm báo chí;

d) Tác phẩm âm nhạc;

đ) Tác phẩm sân khấu;

e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);

g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;

h) Tác phẩm nhiếp ảnh;

i) Tác phẩm kiến trúc;

k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;

l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

4 . Điều kiện cấp bảo hộ quyền tác giả

Tác phẩm trên được đăng ký theo Quyền tác giả dưới hình thức tác phẩm viết. Để được đăng ký tác phẩm phải trên phải đáp ứng các các điều kiện sau:

+ Ý tưởng về một tác phẩm phải được cụ thể hoá trên một loại vật chất nhất định

+ Tác phẩm phải có tính nguyên gốc (tác phẩm phải do chính tác giả, trực tiếp tác giả sáng tạo, không sao chép, bắt chước tác phẩm khác)

5. Thời gian thực hiện

+ 15 ngày làm việc hành chính.

Những giấy tờ tài liệu và thông tin cần cung cấp:

 6.Thông tin:

+ Thông tin về tác giả: Họ tên đầy đủ, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, số CMND, nơi cấp, ngày cấp, địa chỉ hiện tại.

+ Thông tin chính xác về tác phẩm

Tên gọi, đã công bố hay chưa, ngày công bố, tác phẩm do các tác giả sáng tác hay theo Hợp đồng giao việc giữa chủ sở hữu quyền tác giả với tác giả.

Trên đây là bài viết của Luật Đông Nam Hải về Tìm hiểu về quyền tác giả.  Nếu quý khách có bất kỳ thắc mắc với dịch vụ của chúng tôi xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT ĐÔNG NAM HẢI

Hotline:  0976504831/ 0939958886
Email: luatdongnamhai.dnh@gmail.com
Website: 
 http://luatdongnamhai.com

Địa chỉ: Số 39 Tập Thể Cục Cảnh Sát Hình Sự , ngõ 187 Trung Kính – Yên Hòa – Cầu Giấy – HN

Bài viết có liên quan:

Đăng ký bản quyền chương trình phần mềm máy tính

Tư vấn về giải quyết tranh chấp đối tượng quyền sở hữu công nghiệp