Hiện nay thị trường bất động sản tại Việt Nam rất phát triển, điều đó đòi hỏi chất lượng công trình của phải đảm bảo thị hiếu của người mua cũng như các nhà kinh doanh bất động sản. Nhiều công trình có quy mô lớn, yêu cầu về chất lượng cao nhưng lại trúng thầu bởi những nhà thầu kém chất lượng. Đó là lý do vì sao Bộ Xây dựng yêu cầu các tổ chức phải có chứng chỉ năng lực xây dựng hạng I, II, III.
Trong bài viết này, Luật Đông Nam Hải hướng dẫn Quý độc giả trình tự thực hiện cũng như hồ sơ để có thể cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng I.
I. Thông tin chung
Mã thủ tục |
1.007297 |
Cơ quan quản lý |
Cục Quản lý hoạt động xây dựng |
Lĩnh vực |
Hoạt động xây dựng |
Cách thực hiện |
Gửi hồ sơ trực tuyến, trực tiếp hoặc qua đường Bưu điện về Bộ phận Một cửa của Bộ Xây dựng. |
Thời gian giải quyết |
20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. |
Đối tượng |
– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:Tổ chức hoạt động trong lĩnh vực: khảo sát xây dựng; lập quy hoạch xây dựng; thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình; quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng công trình trong nước. |
Kết quả giải quyết |
Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng I. |
Lệ phí |
1.000.000 đồng/chứng chỉ theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 172/2016/TT-BTC ngày 27/10/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép hoạt động xây dựng. |
Căn cứ pháp lý |
– Luật Xây dựng năm 2014. |
II. Trình tự thực hiện
– Tổ chức đề nghị cấp lần đầu chứng chỉ năng lực hạng I gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định qua mạng trực tuyến hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của Bộ Xây dựng.
– Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Quản lý hoạt động xây dựng thông báo một lần bằng văn bản tới tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ.
– Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Quản lý hoạt động xây dựng có trách nhiệm cấp chứng chỉ năng lực.
III. Thành phần hồ sơ
– Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng theo mẫu tại Phụ lục V, Nghị định số 100/2018/NĐ-CP.
– Quyết định thành lập tổ chức trong trường hợp có quyết định thành lập/ Đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
– Hồ sơ chỉ huy trường/ chủ nhiệm/chủ trì (Chứng chỉ hành nghề của các chức danh yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề; Bằng đại học; Bản Kê khai kinh nghiệm)
– Văn bằng được đào tạo của cá nhân tham gia thực hiện công việc.
– Văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp của công nhân kỹ thuật (đối với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực thi công xây dựng).
– Chứng chỉ năng lực Hoạt động xây dựng đã được cấp
– Hợp đồng và biên bản nghiệm thu hoàn thành các công việc tiêu biểu đã thực hiện theo nội dung kê khai.
– Quyết định công nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng của tổ chức hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng với phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng xây dựng được công nhận (đối với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực khảo sát xây dựng).
IV. Yêu cầu điều kiện
a) Điều kiện chung đối với tổ chức xin cấp chứng chỉ năng lực:
Những cá nhân đảm nhận chức danh chủ chốt phải có hợp đồng lao động với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng.
b) Điều kiện riêng đối với từng loại tổ chức xin cấp chứng chỉ năng lực:
(1) Tổ chức khảo sát xây dựng:
– Có phòng thí nghiệm hoặc có văn bản thỏa thuận hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm với phòng thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng được công nhận theo quy định.
– Có máy móc, thiết bị hoặc có khả năng huy động máy móc, thiết bị phục vụ công việc khảo sát của lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực.
– Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát có chứng chỉ hành
nghề khảo sát xây dựng hạng I phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực.
– Cá nhân tham gia thực hiện khảo sát có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại hình khảo sát xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.
– Đã thực hiện khảo sát xây dựng ít nhất 01 dự án từ nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B trở lên hoặc 01 công trình từ cấp I hoặc 02 công trình từ cấp II
trở lên cùng loại hình khảo sát.
(2) Tổ chức tư vấn lập quy hoạch xây dựng:
– Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm đồ án quy hoạch, chủ trì các bộ môn kiến trúc – quy hoạch, kinh tế đô thị và các chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật khác của đồ án quy hoạch có chứng chỉ hành nghề hạng I phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận.
– Đã thực hiện lập ít nhất 01 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc 02 đồ án quy hoạch xây dựng (trong đó ít nhất 01 đồ án là quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện hoặc quy hoạch chung) thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
(3) Tổ chức thiết kế xây dựng công trình:
– Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì các bộ môn thiết kế có chứng chỉ hành nghề hạng I phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận.
– Cá nhân tham gia thực hiện thiết kế có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực, loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.
– Đã thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại.
(4) Tổ chức tư vấn quản lý dự án:
– Cá nhân đảm nhận chức danh giám đốc quản lý dự án có chứng chỉ hành nghề quản lý dự án hạng I phù hợp với loại dự án đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.
– Cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề hạng I phù hợp với công việc đảm nhận.
– Cá nhân tham gia thực hiện quản lý dự án có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc đảm nhận và loại dự án đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.
– Đã thực hiện quản lý dự án ít nhất 01 dự án nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B cùng loại trở lên.
(5) Tổ chức thi công xây dựng công trình:
– Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường phải đủ điều kiện là chỉ huy trưởng công trường hạng I phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận.
– Cá nhân phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ đại học hoặc cao đẳng nghề phù hợp với công việc đảm nhận và thời gian công tác ít nhất 03 năm đối với trình độ đại học, 05 năm đối với trình độ cao đẳng nghề.
– Công nhân kỹ thuật thực hiện các công việc có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với nội dung đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.
– Có khả năng huy động đủ số lượng máy móc, thiết bị chủ yếu đáp ứng yêu cầu thi công xây dựng các công trình phù hợp với công việc tham gia đảm nhận.
– Đã trực tiếp thi công công việc thuộc hạng mục công trình chính liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại.
(6) Tổ chức giám sát thi công xây dựng:
– Cá nhân đảm nhận chức danh giám sát trưởng có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng I, giám sát viên có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.
– Đã giám sát thi công xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.
Trên đây là một số tư vấn của Luật Đông Nam Hải liên quan đến CẤP CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC XÂY DỰNG HẠNG I. Quý khách có thắc mắc cần tư vấn hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của chúng tôi xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT ĐÔNG NAM HẢI
Hotline: 0976504831/0939958886
Email: luatdongnamhai.dnh@gmail.com
Website: luatdongnamhai.com
Địa chỉ: Số 39 tập thể Cục cảnh sát Hình Sự, ngõ 187 Trung Kính – Yên Hòa – Cầu Giấy – HN
Các bài viết nên đọc:
Thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư;