Hôn nhân gia đìnhThủ tục ngoài tố tụngTranh tụng hôn nhân gia đình

Cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn

80views

Ly hôn là một bước ngoặt lớn thay đổi cuộc sống mỗi người. Nếu như kết hôn là sự kiện pháp lý gắn kết hai người trong một mối quan hệ ràng buộc, gắn bó thì ly hôn lại đánh dấu sự kết thúc của một cuộc hôn nhân tan vỡ. Ly hôn là thủ tục pháp lý nhằm chấm dứt mối quan hệ pháp lý hôn nhân giữa vợ và chồng. Hiện nay, ly hôn đã và đang là vấn đề nổi cộm, phức tạp và phổ biến trong xã hội. Cùng với việc tranh chấp tài sản, tranh chấp quyền nuôi con thì vấn đề tranh chấp cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn cũng được cả xã hội quan tâm. Bài viết sau của Luật Đông Nam Hải xin đưa ra một số ý kiến tư vấn xoay quanh vấn đề này: 

Cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn

Cấp dưỡng là sự biểu đạt vật chất giữa các thành viên trong gia đình, thể hiện sự đoàn kết, là nghĩa vụ mà luật áp đặt đối với một thành viên trong gia đình, theo đó thành viên này phải giúp đỡ thành viên khác, về phương diện vật chất, trong điều kiện thành viên khác sống trong tình cảnh túng quẫn và không thể tự mình giải quyết vấn đề ổn định điều kiện vật chất của mình.

I.  Quy định của pháp luật về nghĩa vụ cấp dưỡng

Theo quy định của pháp luật nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản liên quan.

Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.

Việc cấp dưỡng xảy ra khi một bên không đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của bản thân và một bên có khả năng cấp dưỡng, hỗ trợ. Mức cấp dưỡng tùy thuộc vào người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người được cấp dưỡng thỏa thuận phụ thuộc vào thu nhập thực tế, khả năng của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Trong trường hợp cả 2 bên không thỏa thuận được thì một trong các bên hoặc cả hai bên có quyền khởi kiện ra tòa.

Mức cấp dưỡng có thể thay đổi tùy thuộc vào khả năng kinh tế của cả 2 bên hoặc nghĩa vụ cấp dưỡng có thể chấm dứt trong các trường hợp sau:

  • Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc tự nuôi mình.
  • Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi.
  • Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng.
  • Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết.
  • Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn.

Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014“Sau khi ly hôn, vợ, chồng có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động hoặc không có tài sản để tự nuôi mình. Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con”. Như vậy, sau khi ly hôn người không trực tiếp nuôi con phải cấp dưỡng nuôi con đến khi thành niên (18 tuổi); nếu con thành niên mà không tự nuôi sống được bản thân do bị tàn tật hoặc không có năng lực hành vi dân sự thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải có trách nhiệm cấp dưỡng không thời hạn.

Nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn: Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được quy định tại khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

“ 1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống với người trực tiếp nuôi.

  1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
  2. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con mà không bị cản trở. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lợi dụng quyền thăm nom để gây cản trở hoặc ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó”.

Như vậy, sau khi ly hôn mà cha, mẹ không trực tiếp nuôi con thì có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Việc cấp dưỡng chỉ được thực hiện nếu tại thời điểm ly hôn mà con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản tự nuôi bản thân mình.

II.  Mức cấp dưỡng nuôi con của cha, mẹ sau ly hôn

Mức cấp dưỡng nuôi con của cha, mẹ sau ly hôn được quy định tại Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

“Mức cấp dưỡng do người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người được cấp dưỡng thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người cấp dưỡng, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết”.

Tòa án quyết định mức cấp dưỡng nuôi con của cha, mẹ sau ly hôn dựa trên sự tính toán những chi phi tối thiểu của việc nuôi dưỡng và học hành của con.

III.  Phương thức cấp dưỡng nuôi con:

Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì việc cấp dưỡng nuôi con có thể được thực hiện hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc 1 lần. Việc lựa chọn phương thức cấp dưỡng như thế nào do các bên tự thỏa thuận. Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn mà không có khả năng thực hiện được nghĩa vụ cấp dưỡng, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ giải quyết.

Trên đây là bài viết của Luật Đông Nam Hải về Cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn. Nếu quý khách có vướng mắc cần giải đáp liên quan đến các vấn đề pháp lý hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ với Luật Đông Nam Hải để được tư vấn giải đáp.

CÔNG TY LUẬT ĐÔNG NAM HẢI

Hotline:  0976504831/ 0939958886
Email: luatdongnamhai.dnh@gmail.com
Website: 
http://luatdongnamhai.com

Địa chỉ: Số 39 tập thể Cục Cảnh sát Hình sự, ngõ 187 Trung Kính – Yên Hòa – Cầu Giấy – HN

Các bài viết có liên quan: