Dịch vụThủ tục ngoài tố tụng

Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

59views

Thuế giá trị gia tăng được thu qua mỗi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Việc xác định số thuế giá trị gia tăng nộp qua mỗi khâu phải dựa trên thực tế của chủ thể kinh doanh, đồng thời đáp ứng yêu cầu thu đúng, thu đủ thuế vào ngân sách nhà nước. Dựa trên đối tượng tính thuế là phần chênh lệch giữa giá trị đầu ra và phần giá trị đầu vào tương ứng, phương án khả thi xác định số thuế phải nộp là tính theo phần thuế chênh lệch qua các khâu của quá trình sản xuất, lưu thông( phương pháp khấu trừ thuế) hoặc tính thuế trực tiếp trên phần giá trị tăng thêm phát sinh do chủ thể nộp thuế tạo ra( phương pháp tính thuế trực tiếp trên phần giá trị tăng thêm). Các phương án khác chỉ đúng về mặt lí thuyết mà không có điều kiện trên thực tế. Pháp luật Việt Nam ghi nhận và quy định phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.

Phương pháp tính khấu trừ thuế 

Phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng được quy định tại điều 10, Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008(sửa đổi bổ sung năm 2016) như sau:

1 .Phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:

  1. a) Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế bằng số thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ;
  2. b) Số thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng.

Thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hàng hóa đơn giá trị gia tăng bằng giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ thuế bán ra nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng của hàng hóa dịch vụ đó.

Trường hợp sử dụng chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế giá trị gia tăng thì thuế giá trị gia tăng đầu ra được xác định bằng giá thanh toán trừ giá tính thuế giá trị gia tăng xác định theo quy định tại điểm k khoản 1 điều 7 Luật này;

  1. c) Số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ bằng tổng số thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng của hàng hóa nhập khẩu và đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 12 của Luật này.
  2. Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từbao gồm:
  3. a) Cơ sở kinh doanh có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên, trừ hộ, cá nhân nhân kinh doanh;
  4. b) Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừ hộ, cá nhân kinh doanh.
  5. Chính phủ quy định chi tiết điều này.”

Theo quy đinh trên thì nội dung cơ bản của pháp luật khấu trừ thuế là số thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ đi số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ.

Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý đối với phương pháp khấu trừ thuế, số thuế được xác định một cách trực tiếp, là hiệu số thuế của các khâu trong quá trình sản xuất lưu thông mà không phải phần giá trị gia tăng được xác định trực tiếp qua các khâu.

Thuế giá tri gia tăng đầu ra là số thuế xuất hiện ở khâu bán ra, chủ thể nộp thuế đã xác định và tính trong giá bán cho người nhận hàng hóa dịch vụ ( trong giá thanh toán). Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi, bổ sung năm 2016 quy định thuế đầu ra được tính bằng tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa , dịch vụ bán ra ghi đơn giá trị gia tăng. Phần thuế này được tính trên toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng, tính bằng giá thuế hàng hóa, dịch vụ đầu ra nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng.

  • Giá tính thuế là giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng, theo quy định pháp luật.
  • Thuế suất được quy định rõ ràng từng loại ngành nghề kinh doanh, từng chủng loại hàng hóa dịch vụ.
  • Thuế giá trị gia trên chứng từ ở khâu bán ra được xác định trên chứng từ hóa đơn hợp lệ của chủ thể nộp thuế. Pháp luật cũng quy định chặt chẽ trường hợp chứng từ không phản ánh số thuế giá trị gia tăng hoặc chỉ ghi nhận giá thanh toán của hàng hóa dịch vụ.

Thuế giá trị gia tăng đầu vào xuất hiện ở khâu mua vào, được tính trong tổng giá mà chủ thể nộp thuế đã trả để nhận được hàng hóa dịch vụ. Luật thuế giá trị gia tăng quy định số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ bằng tổng số thuế giá trị gia tăng mua hoàng hóa, dịch vụ, chứng tư nộp thuế giá trị gia tăng của hàng hóa nhập khẩu. Như vậy, bằng một nghiệp vụ phát hành hóa đơn, có thể là cơ sở xác định số thuế đầu ra cho chủ thể cung ứng hàng hóa , dịch vụ; đồng thời lại là căn cứ xác định số thuế đầu vào cho bên nhận hàng hóa dịch vụ. Đối với chứng từ nộp thuế của hàng hóa nhập khẩu , vừa là cơ sở để xác định nghĩa vụ thuế đã hoàn thành  ở khâu nhập khẩu, đồng thời là cơ sở để cơ quan thuế nội địa khấu trừ thuế đối với hoạt động tiêu dùng ở trong nước.

Thực hiện khấu trừ đầu vào, cần phải lưu ý những điểm sau:

  • Đối với tài sản cố định đầu tư để sản xuất hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế giá trị tăng, phần thuế tương ứng giá trị tài sản đầu tư được xác định là thuế đầu vào để tính số thuế phải nộp.
  • Không phải phần thuế giá trị gia tăng của mọi giá trị hàng hóa dịch vụ ở khâu mua vào đều được coi là phần thuế đầu vào.Số thuế đầu vào được xác định tương ứng với phần hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng.
  • Số thuế đầu vào phát sinh trong tháng nào, kê khai trong tháng đó.Quy định này một mặt hỗ trợ cơ quan pháp lí, một mặt là cơ sở để xác định điều kiện hoàn thuế giá trị gia tăng.
  • Thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xấu khảu phải đủ điều kiện luật định.

Phương pháp khấu trừ thuế mặc dù cần có điều kiện áp dụng, nhưng đây là phương pháp có nhiều ưu điểm:

  • Xác định đúng số thuế phải nộp ở từng khâu, từng chủ thể nộp thuế, chống thất thu thuế.
  • Đảm bảo thu đủ số thuế cần thiết điều tiết thu nhập của người tiêu dùng.
  • Đơn giá quá trình quản lí và thu thuế, do số thuế phát sinh ở các khâu được phản ánh rõ trên chứng từ hóa đơn. Xét ở khía cạnh quản lí, phương pháp khấu trừ thuế được thực hiện sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan thuế. Điều này lí giải vì sao, pháp luật các nước áp dụng thuế giá trị gia tăng đều quy định phương pháp khấu trừ thuế là phương pháp tính thuế chủ yếu của loại thuế này. Phương pháp khấu trừ thuế còn thúc đẩy các tổ chức kinh tế tiến hành hoạch toán theo chuẩn mực pháp luật.

Với những đặc điểm, lợi thế của phương pháp khấu trừ thế, chủ thể nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế phải đạt những điều kiện nhất định:

  • Chủ thể nộp thuế có hoạt động có hoạt động kinh doanh ổn định, chấp hành, chế độ hoạch toán kế toán, chế độ sử dụng chứng từ hóa đơn theo quy định hiện hành dành cho các chủ thể kinh doanh.
  • Đăng kí thuế, đã được cơ quan thuế cấp mã số thuế theo trình tự luật định.
  • Đăng ký với cơ quan thuế và được cơ quan thuế chấp nhận nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.

  Với xu hướng đổi mới công tác quản lí thuế, đảm bảo sự bình đẳng về nghĩa vụ của các chủ thể nộp thuể, đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ ngày càng lớn và tiến tới áp dụng một số phương pháp tính thuế cho tất cả các chủ thê  nằm trong diện nộp thuê giá trị gia tăng.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Đông Nam Hải về phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế. Mọi thắc mắc của quý khách xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT ĐÔNG NAM HẢI

Số 39 tập thể Cục Cảnh sát hình sự, ngõ 187 Trung Kính – Yên Hòa – Cầu Giấy – HN

Hotline:  0976504831/ 0939958886
Email: luatdongnamhai.dnh@gmail.com
Website:  http://luatdongnamhai.com

Các bài viết có liên quan:

  • Tính thuế GTGT theo phương pháp trựctiếp trên phần giá trị tăng thêm