Một số điều cần biết khi muốn đơn phương ly hôn
Câu hỏi: Thưa Luật sư! Vợ chồng chúng tôi sống với nhau được 3 năm, và có 1 cháu bé 24 tháng tuổi. Nay vợ tôi muốn ly hôn và giành quyền nuôi con. Vậy nên tôi muốn hỏi, nếu tôi không đồng ý thì vợ tôi có thể đòi ly hôn được không? Và tôi có quyền giành quyền nuôi con không?
Một số điều cần biết khi muốn đơn phương ly hôn
Luật Đông Nam Hải xin đưa ra ý kiến tư vấn giải đáp trường hợp của bạn như sau:
Thứ nhất, về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn và thẩm quyền giải quyết:
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định: “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết ly hôn.”. Như vậy, vợ bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu được ly hôn đơn phương với thủ tục như sau:
– Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn:
- Toà án cấp quận/ huyện nơi cư trú của bị đơn (người bị khởi kiện);
- Trong trường hợp có yếu tố nước ngoài sẽ do Toà án cấp tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương phụ trách.
– Hồ sơ ly hôn đơn phương cần có:
- Đơn yêu cầu / Đơn khởi kiện (theo mẫu);
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
- CMND và Hộ khẩu;
- Giấy khai sinh của con;
- Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: GCNQSDĐ, Đăng ký xe, Sổ tiết kiệm,…
– Các bước tiến hành:
- Nộp hồ sơ tại TAND có thẩm quyền;
- Nhận kết quả xử lý đơn;
- Nộp tiền tạm ứng án phí;
- Toà án triệu tập lấy lời khai, hoà giải, tiến hành các thủ tục theo quy định Bộ luật Tố tụng dân sự;
- Trường hợp Toà án không chấp nhận yêu cầu ly hôn thì có quyền kháng cáo để Toà cấp trên trực tiếp xét xử phúc thẩm.
Thứ hai, về vấn đề giành quyền nuôi con.
Khoản 3 Điều 80 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định: “Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thoả thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Con bạn 24 tháng tuổi, như vậy về nguyên tắc, cháu bé sẽ được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Nếu bạn muốn giành quyền nuôi con, phải có căn cứ chứng minh được:
– Người mẹ đồng ý cho bạn nuôi con. (Việc này do hai bên thoả thuận với nhau)
– Người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, có thể do:
- Điều kiện vật chất: Thu nhập, tài sản, chỗ ở của người mẹ không đáp ứng được nhu cầu tối thiểu về ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập,… của con.
- Điều kiện tinh thần: thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm của hai mẹ con từ trước tới nay, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn,… của người mẹ. Theo như bạn trình bày, nếu có thể sử dụng những tin nhắn (hoặc thu thập thêm những bằng chứng khác) để chứng minh được vợ bạn đang ngoại tình, bỏ bê không quan tâm con, không giành thời gian cho con,… thì đay cũng có thể là một căn cứ để bạn có cơ hội giành quyền nuôi con.
Bạn cũng có thể đợi đến khi cháu bé đủ 36 tháng tuổi để có “Quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con” quy định tại Điều 84 Luật Hôn Nhân và Gia Đình năm 2014 như sau:
“1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại Khoản 5 Điều này, Toà án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thoả thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không có đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”
Trên đây là một số ý kiến tư vấn giải đắp thắc mắc của Luật Đông Nam Hải xoay quanh vấn đề Đơn phương ly hôn. Với đội ngũ luật sư có nhiều năm kinh nghệm trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, chúng tôi tự hào là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn và giải quyết những vụ việc ly hôn phức tạp. Quý khách có vướng mắc cần giải đáp hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi xin vui lòng liên hệ với Luật Đông Nam Hải để được tư vấn trực tiếp.
CÔNG TY LUẬT ĐÔNG NAM HẢI
Hotline: 0976504831/ 0939958886
Email: luatdongnamhai.dnh@gmail.com
Website: http://luatdongnamhai.com
Địa chỉ: Số 39 tập thể Cục cảnh sát Hình Sự, ngõ 187 Trung Kính – Yên Hòa – Cầu Giấy – HN
Một số bài viết liên quan:
Tư vấn giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn