Dịch vụDoanh nghiệpLuật sư tư vấnTư vấn doanh nghiệpTư vấn doanh nghiệp

Tìm hiểu các loại hình Doanh nghiệp tại Việt Nam

Business People Collaboration Team Teamwork Professional Concept
57views

Hiện nay xu hướng thành lập doanh nghiệp ngày càng tăng kể từ khi Việt Nam mở cửa thị trường hội nhập quốc tế. Các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay rất phong phú và có những điểm đặc thù để phân biệt với nhau. Theo Luật Doanh Nghiệp 2014 có quy định về  4 loại hình doanh nghiệp chính đó là Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân. Mỗi cá nhân, tổ chức cần tìm hiểu những ưu điểm và nhược điểm của từng loại hình để lựa chọn cho phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình .

Tìm hiểu các loại hình Doanh nghiệp tại Việt Nam

I.  Doanh Nghiệp tư nhân(Proprietorship):

  • Khái niệm:

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Doanh nghiệp tư nhân có chế độ trách nhiệm pháp lý vô hạn.

  • Đặc điểm:

Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.

Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

II.  Công ty hợp danh (Partnership): 

  • Khái niệm:

Công ty hợp danh là doanh nghiệp có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (thành viên hợp danh). Ngoài ra, công ty còn có thành viên góp vốn. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân và không được phát hành chứng khoán.

  • Đặc điểm

Là loại hình ít được lựa chọn để thành lập công ty.

Cần có 2 thành viên là chủ sở hữu chung, cùng kinh doanh dưới một tên chung gọi là thành viên hợp danh. Ngoài ra còn có thành viên góp vốn.

Thành viên hợp danh chỉ có thể là cá nhân.

Trong công ty, chỉ thành viên hợp danh có quyền quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong khi thành viên góp vốn chỉ có quyền quyết định đối với những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của mình.

Công ty có hai chế độ trách nhiệm: trách nhiệm hữu hạn (đối với thành viên góp vốn) và trách nhiệm vô hạn (với thành viên hợp danh)

III.  Công ty Trách nhiệm hữu hạn

  • Khái niệm:

Công ty TNHH bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) là doanh nghiệp mà các thành viên trong công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Chủ sở hữu công ty do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Không được phát hành cổ phần để huy động vốn trong kinh doanh. Chuyển nhượng vốn góp được thực hiện theo quy định của pháp luật.

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty)

Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp mà trong đó:

Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không được vượt quá 50

Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 48 của Luật doanh nghiệp 2014

Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các Điều 52, 53 và 54 của Luật doanh nghiệp 2014.

  • Đặc điểm:

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân bỏ vốn ra thành lập và đầu tư: Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp mà tất cả tài sản thuộc về một chủ sở hữu duy nhất; người chủ này là một cá nhân, một con người cụ thể. Cá nhân này vừa là người sử dụng tài sản, đồng thời cũng là người quản lý hoạt động của doanh nghiệp tư nhân.

Vốn của doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tư nhân tự khai, chủ doanh nghiệp có nghĩa vụ khai báo chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ: số vốn bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và các tài sản khác.

Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành chứng khoán để huy động vốn trong kinh doanh.

IV.  Công ty cổ phần

  • Khái niệm:

Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Những người tham gia góp vốn vào công ty thông qua hình thức mua cổ phần (được gọi là cổ đông) và chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Công ty phải có số lượng cổ đông tối thiều là 3 và không hạn chế tối đa.

  • Đặc điểm:

Công ty cổ phần có bộ máy quản lý điều hành rất phức tạp, cồng kềnh.

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có quyền quyết định cao nhất trong công ty, quyết định những chính sách, mục tiêu, định hướng phát triển quan trọng của công ty.

Đối với trường hợp cổ đông ở những nơi có khoảng cách xa về địa lý thì yêu cầu triệu tập họp đại hội đồng cổ đông rất khó để thực hiện.

Trên thực tế, khi tiến hành họp công ty thường bỏ qua những thủ tục mà pháp luật quy định, dễ dẫn đến tranh chấp.

Trên đây là bài viết của Luật Đông Nam Hải về Tìm hiểu các loại hình Doanh nghiệp tại Việt Nam. Chúng tôi tự hào là đơn vị cung cấp các dịch vụ pháp lý liên quan đến doanh nghiệp được rất nhiều các khách hàng tin cậy và lựa chọn.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT ĐÔNG NAM HẢI

Hotline:  0976504831/ 0939958886
Email: luatdongnamhai.dnh@gmail.com
Website: 
 http://luatdongnamhai.com

Địa chỉ: Số 39, ngõ 187 Trung Kính – Yên Hòa – Cầu Giấy – HN

Các bài viết có liên quan: