Tư vấn pháp luậtDịch vụDoanh nghiệpTin tứcTư vấn doanh nghiệp

Các hành vi dẫn đến tranh chấp nhãn hiệu – Luật Đông Nam Hải

66views

Những năm gần đây, kinh tế đất nước ta đang trải qua giai đoạn chuyển tiếp đổi mới. Cùng với sự đổi hướng trong chính sách, nước ta bước vào kinh tế thị trường với nhiều thông thoáng hơn. Mở cửa chính sách cũng như nới lỏng xuất nhập khẩu đã làm cho hàng hóa trên thị trường đa dạng và phong phú, phát triển kinh doanh trong và ngoài nước. Song hành với điều kiện phát triển kinh tế như vậy là những thách thức của các doanh nghiệp sản xuất khi việc đặt tên cho sản phẩm của mình dần bị trùng lặp, hoặc là bị làm nhái, tương tự. Vậy, một băn khoăn cho các nhà sản xuất là pháp luật quy định thế nào để bảo hộ nhãn hiệu một sản phẩm, và chế tài giải quyết tranh chấp nhãn hiệu là gì?

Luật Đông Nam Hải xin đưa ra một số tư vấn về quy định của luật đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu dẫn đến tranh chấp nhãn hiệu, cung cấp thông tin pháp lý cho Qúy khách hàng.

Căn cứ theo khoản 1, khoản 2 Điều 129 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định về Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý:

1. Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:

a) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;

b) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;

c) Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;

d) Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

2. Mọi hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người khác đã được sử dụng trước cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tương tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó đều bị coi là xâm phạm quyền đối với tên thương mại.”

Như vậy, dựa theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 ta có thể thấy:

Thứ nhất, chỉ khi nhãn hiệu của bạn trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu khác và khi loại hàng hóa, dịch vụ của bạn kinh doanh cũng trùng hoặc tương tự hoặc có liên quan đến hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng bảo hộ nhãn hiệu khác thì mới bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu.

Thứ hai, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ căn cứ vào thời điểm đăng ký nhãn hiệu để từ đó bảo vệ lợi ích cho nhãn hiệu nào đăng ký trước. Nếu như nhãn hiệu đăng ký sau có 1 trong các hành vi kể trên thì chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký trước hoàn toàn có quyền khởi kiện tranh chấp nhãn hiệu ra tòa để bảo hộ nhãn hiệu của mình.

Trên đây là một số tư vấn  của Luật Đông Nam Hải xoay quanh câu hỏi về hành vi dẫn đến tranh chấp nhãn hiệu. Mọi thắc mắc của quý khách hàng xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT ĐÔNG NAM HẢI

Hotline: 0976504831/ 0939958886
Email: luatdongnamhai.dnh@gmail.com
Website: 
luatdongnamhai.com

Địa chỉ: Số 39, Tập thể Cục cảnh sát Hình sự, ngõ 187 Trung Kính – Yên Hòa – Cầu Giấy – HN