Luật sư tư vấnTư vấn pháp luật

Tìm hiểu về giao dịch dân sự (Phần 1)

89views
I. Khái quát chung

Với mục đích thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần của mỗi người trong xã hội, ai trong số chúng ta cũng sẽ phải tham gia các loại giao dịch khác nhau và trong đó phổ biến và cơ bản nhất đó chính là giao dịch dân sự.

Giao dịch dân sự là một khái niệm mang ý nghĩa trừu tượng mà chúng ta vẫn thường nhắc đến hoặc được nghe qua tuy nhiên chúng ta lại không thực sự hiểu rõ ý nghĩa của nó cũng như thắc mắc tại sao lại gọi như vậy. Tùy theo cách hiểu của mỗi người và do đó các cách giải thích xung quanh khái niệm này cũng sẽ rất đa dạng. Bài viết sau của Luật Đông Nam Hải sẽ đưa ra cái nhìn tổng quan nhất liên quan đến khái niệm này:

II. Khái niệm

Giao dịch: Giao dịch là hành vi có ý thức của chủ thể nhằm đạt được mục đích nhất định

Giao dịch dân sự (Căn cứ theo giải thích của Điều 116 Bộ luật dân sự năm 2015)

Điều 116

“Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”

  • Dựa theo khái niệm được quy định chúng ta có thể hiểu :
  • Giao dịch dân sự được thể hiện dưới dạng hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương, Trong đó:

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự

Hành vi pháp lí đơn phương là giao dịch trong đó thể hiện ý chí của một bên nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự

  • Xác lập giao dịch dân sự sẽ để lại hậu quả và tùy từng giao dịch cụ thể sẽ làm phát sinh thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của chủ thể tham gia trong quan hệ pháp luật dân sự.
  • Nội dung trong giao dịch dân sự chính là các điều khoản thể hiện nội dung thỏa thuận giao kết của các bên tham gia.
III. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

Căn cứ: Điều 117 Bộ luật dân sự năm 2015

–  Một giao dịch dân sự được coi là có hiệu lực đòi hỏi một số yêu cầu như:

  • Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
  • Mục đích và nội dung của giao dịch không trái pháp luật và đạo đức xã hội;
  • Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện;
  • Hình thức giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật.

Trong đó:

  • Người tham gia giao dịch sẽ là các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự bao gồm: Cá nhân, Pháp nhân, Hộ gia đình, Tổ hợp tác. Các chủ thể khi tham gia giao dịch phải có năng lực hành vi bởi khi đó họ mới có ý chí riêng biệt và nhận thức được hành vi của họ để có thể tự mình xác lập, thực hiện các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch đồng thời tự chịu trách nhiệm trong giao dịch. Đối với trường hợp là cá nhân xác lập đòi hỏi yếu tố về độ tuổi để đánh giá mức độ năng lực hành vi phù hợp. Đối với trường hợp chủ thể là Pháp nhân, Hộ gia đình và tổ hợp tác sẽ tham gia giao dịch dân sự thông qua người đại diện thay mặt thực hiện các công việc trong phạm vi nhiệm vụ hoặc trong phạm vi pháp luật cho phép.
  • Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó. Đặc điểm chung về mặt nội dung của các giao dịch là đều mang tính chất tổng hợp các điều khoản mà các bên đã cam kết, thỏa thuận. Nội dung các điều khoản này sẽ xác định quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh từ giao dịch ví dụ như các bên có quyền gì và phải làm gì. Giao dịch dân sự được pháp luật công nhận khi nội dung và mục đích của nó không trái những quy định mà pháp luật đề ra và không đi ngược lại những chuẩn mực ứng xử chung của xã hội.
  • Hình thức của giao dịch: Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định. Thông qua hình thức của giao dịch như lời nói, văn bản hoặc hành vi mà các bên đối tác hay các bên có liên quan có thể nắm được nội dung của giao dịch. Trong một số trường hợp pháp luật có quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản thì văn bản đó phải đem đi công chứng, chứng thực, đăng kí hoặc phải xin phép thì mới được công nhận

  (Còn Tiếp)

Trên đây là những vấn đề liên quan đến bài viết Tìm hiểu về giao dịch dân sự của Luật Đông Nam Hải. Nếu quý khách có bất kỳ các vướng mắc liên quan đến dịch vụ của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT ĐÔNG NAM HẢI

Hotline:  0976504831/ 0939958886
Email: luatdongnamhai.dnh@gmail.com
Website: 
 http://luatdongnamhai.com

Địa chỉ: Số 39, Tập thể Cục cảnh sát Hình sự, ngõ 187 Trung Kính – Yên Hòa – Cầu Giấy – HN

Các bài viết có liên quan: