Cầm cố tài sản là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ do pháp luật quy định. Hiện nay biện pháp thế chấp là một trong những biện pháp được sử dụng rất phổ biến, nó có vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm thực hiện hợp đồng. Vậy quyền và nghĩa vụ các bên tham gia được pháp luật quy định và được hiểu như thế nào??
Quyền, nghĩa vụ của các bên khi tham gia cầm cố tài sản
1.Quyền và nghĩa vụ của bên nhận cầm cố
- Quyền của bên nhận cầm cố
Theo Điều 314 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định quyền của bên nhận cầm cố như sau:
“1. Yêu cầu người đang chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sản đó.
- Xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
- Được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố nếu có thỏa thuận.
- Được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho bên cầm cố.”
Đối với việc một người nào đó chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố sẽ hiến cho quyền lợi của bên nhận cầm cố bị ảnh hưởng do đó bên nhận cầm cố có quyền yêu cầu người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật hoàn trả tài sản đó. Đây là quyền của bên nhận cầm cố nói riêng đồng thời cũng là quyền của người chiếm hữu hợp pháp nói chung đối với một tài sản. Còn người chiếm hữu hợp pháp tài sản cầm cố, bên nhận cầm cố có quyền đòi lại vật đó từ bất cứ người nào. Quyền này thực chất là một yếu tố trong nội dung của quyền sở hữu mà người cầm cố đã chuyển giao cùng với việc chuyển giao tài sản cho người nhận cầm cố.
Nếu bên cầm cố không thực hiện, thực hiện không đúng nghĩa vụ hoặc không đầy đủ thì bên nhận cầm cố có quyền yêu cầu xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ. Yêu cầu này chỉ được đặt ra khi đến thời hạn mà nghĩa vụ chính không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhằm qua đó để thoả mãn quyền được thanh toán các khoản lợi ích vật chất của người nhận cầm cố.
Trong thời hạn giữ tài sản cầm cố, người chiếm hữu tài sản phải bảo quản, giữ gìn để tài sản không hư hỏng, mất mát. Tuy nhiên, khi người nhận cầm cố phải bỏ ra các chi phí để bảo quản tài sản thì thực chất là họ đã thực hiện một công việc thay cho bên cầm cố (thực hiện việc bảo dưỡng, duy trì tài sản thay cho chủ sở hữu của nó). Vì vậy, họ có quyền yêu cầu người cầm cố thanh toán lại cho mình các khoản chi phí cần thiết trong việc bảo quản, giữ gìn tài sản. Việc thanh toán các khoản chi phí này được tiến hành cùng thời điểm với việc thanh toán món nợ trong nghĩa vụ chính và trả lại tài sản cầm cố.
- Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố
Điều 313, Bộ Luật Dân sự 2015 quy định nghĩa vụ của bên nhận cầm cố tài sản:
“1. Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất, thất lạc hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố
- Không được bán, trao đôi, tặng cho, sử dụng tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.
- Không được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố trừ trường hợp có thỏa thuận khắc.
- Trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác“
Theo quy định trên thì nghĩa vụ của bên nhận cầm cố bao gồm:
-Bên nhận cầm cố có nghĩa vụ bảo quản, giữ gìn tài sản trong thời gian cầm cố. Nếu trong thòi gian này, tài sản bị mất mát, thất lạc, hư hỏng, bên nhận cầm cố phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố.
– Không được bán, trao đổi, tặng cho, sử dụng tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác. Do việc đưa tài sản vào hoạt động mua bán, trao đổi, tặng cho là một chủ thể đang thực hiện quyền định đoạt tài sản. Mà pháp luật quy định, quyền định đoạt tài sản là quyền của chủ sở hữu, người được chủ sở hữu ủy quyền, hoặc theo quy định của pháp luật. Với loại quan hệ cầm cố này, bên cầm cố dịch chuyển tài sản cho bên nhận cầm cố nhằm mục đích bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình. Nên về nguyên tắc, đây chỉ là biện pháp bổ sung cho nghĩa vụ chính. Do đó, bên nhận cầm cố không có quyền bán, trao đổi, tặng cho tài sản cầm cố
– Không được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
Bô luật Dân sự 2015 quy định các bên thỏa thuận về cầm cố có sự chuyển giao các giấy tờ liên quan thì khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt, bên cầm cố có quyền yêu cầu bên nhận trả lại những loại giấy tờ đó. Loại quyền này của bên cầm cố sẽ làm hình thành nghĩa vụ tương xứng của bên nhận cầm cố. Theo đó, nếu có các loại giấy tờ liên quan đến tài sản cầm cố, bên nhận cầm cố phải trả lại cho bên cầm cố.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia khi tham gia cầm cố. Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT ĐÔNG NAM HẢI
Hotline: 0976504831/ 0939958886
Email: luatdongnamhai.dnh@gmail.com
Website: luatdongnamhai.com
Địa chỉ: Số 39, Tập thể Cục Cảnh sát Hình sự, Ngõ 187 Trung Kính – Yên Hòa – Cầu Giấy – HN.
Các bài viết có liên quan:
1 Comment
Comments are closed.
Your article gave me a lot of inspiration, I hope you can explain your point of view in more detail, because I have some doubts, thank you.