Luật sư tư vấnGiải quyết tranh chấpTư vấn doanh nghiệp

Các phương thức giải quyết tranh chấp trong hoạt động thương mại

138views

Nền kinh tế nước ta hiện nay ngày càng phát triển, các hoạt động kinh doanh thương mại ngày càng nhiều dẫn đến sự gia tăng số lượng vụ việc tranh chấp thương mại cũng dần trở nên phổ biến. Tranh chấp thương mại là hệ quả phát sinh từ hoạt động thương mại, là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác (khoản 1 Điều 3 Luật thương mại 2005), có tác động tiêu cực đến các chủ thể tham gia vào quan hệ thương mại. Do đó giải quyết tranh chấp thương mại là đang là một nhu cầu cấp thiết hiện nay. Bài viết dưới đây của Luật Đông Nam Hải xin đưa ra một số khái quát về các phương thức giải quyết tranh chấp trong hoạt động thương mại.

I. Các phương thức giải quyết tranh chấp

Hiện nay các tranh chấp trong hoạt động kinh doanh thương mại hiện nay được giải quyết theo 4 phương thức phổ biến và chủ yếu bao gồm:

  • Thương lượng: là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại mà hai bên cùng ngồi lại bàn bạc với nhau nhằm đạt được những thỏa thuận nhất định để giải quyết mẫu thuẫn, bất đồng trong hoạt động kinh doanh thương mại. Đây là phương thức giải quyết tranh chấp được khuyến khích thực hiện khi các bên có thể thương lượng và không cần có sự can thiệp của bên thứ 3,  phương thức này không mang tính bắt buộc trước khi khởi kiện ra cơ quan giải quyết tranh chấp.
  • Hòa giải: Đây là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại thông qua sự đàm phán của một bên thứ ba có vai trò làm trung gian để giúp đỡ hai bên tranh chấp tìm ra giải pháp chấm dứt xung đột, bất hòa. Về nguyên tắc, bên thứ ba chỉ làm trung gian hòa giải và không có quyền đưa ra quyết định.
  • Trọng tài thương mại: Là hình thức giải quyết tranh chấp thương mại mà các bên lựa chọn giải quyết thông qua trọng tài viên hoặc hội đồng trọng tài để xem xét đưa ra phán quyết ràng buộc các bên tranh chấp.
  • Tòa án: đây là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do cơ quan tài phán nhà nước thực hiện. Các bên sẽ đưa vụ việc tranh chấp ra tòa án để yêu cầu giải quyết trong trường hợp các phương thức thương lượng, hòa giải không đạt được hiệu quả và hai bên không có thỏa thuận trọng tài.

II. Ưu nhược điểm của các phương thức

  Không có bên thứ ba Có sự tham gia của bên thứ ba
Thương lượng Hòa giải Trọng tài Tòa án
Khái niệm Hai bên chủ động bàn bạc với nhau để đạt được những thỏa thuận nhất định nhằm giải quyết mẫu thuẫn trong kinh doanh thương mại. Thông qua sự đàm phán của một bên thứ ba có vai trò làm trung gian để giúp đỡ hai bên tranh chấp tìm ra giải pháp chấm dứt xung đột. Các bên đã thỏa thuận từ trước đưa vụ tranh chấp có thể xảy đến ra trọng tài viên hoặc hội đồng trọng tài xem xét đưa ra phán quyết ràng buộc các bên tranh chấp. Phương thức truyền thống nhất để giải quyết tranh chấp thương mại do cơ quan tài phán nhà nước thực hiện.
Điều kiện Không có Không có + Thỏa thuận trọng tài có hiệu lực

 

+ Không thuộc các trường hợp thỏa thuận trọng tài không thực hiện được theo quy định của Luật Trọng tài thương mại

+ Trong trường hợp thương lượng và hòa giải không thành công.

 

+ Không có thỏa thuận trọng tài.

Ưu điểm + Tiết kiệm chi phí, thời gian.

 

+ Đơn giản, nhanh chóng.

+ Không làm giảm uy tín của hai bên đối với các đối tác khác.

+ Đảm bảo bí mật.

+ Thủ tục nhanh gọn, tiết kiệm thời gian chi phí.

 

+ Đảm bảo quyền tự định đoạt. tự do thỏa thuận.

+ Giữ được bí mật kinh doanh.

+ Các đảm bảo tối đa quyền tự do định đoạt

 

+ Thủ tục nhanh chóng, ngắn gọn hơn giải quyết bằng tòa án.

+ Phán quyết có hiệu lực bắt buộc thi hành.

+ Nguyên tắc xét xử không công khai đảm bảo bí mật kinh doanh cho doanh nghiệp.

+ Phán quyết của trọng tài là phán quyết chung thẩm, không bị kháng cáo kháng nghị.

+ Linh động và mềm dẻo hơn vì mỗi trung tâm trọng tài sẽ có quy chế tố tụng riêng

+ Trình tự thủ tục tố tụng chặt chẽ.

 

+ Nguyên tắc xét xử công khai đảm bảo tính minh bạch khách quan.

+ Chi phí hợp lý.

Nhược điểm + Chỉ thực sự có hiệu quả đối với các bên có thiện chí muốn đàm phán. + Kết quả hòa giải phụ thuộc vào ý chí của các bên.

 

+ Tính bảo mật không cao bằng thương lượng vì có sự tham gia của bên thứ ba.

+ Việc thi hành quyết định trọng tài không phải lúc nào cũng trôi chảy, thuận lợi như việc thi hành bản án, quyết định của tòa án.

 

+ Chi phí cho giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương rất cao.

+ Phán quyết tuy chung thẩm nhưng có thể bị tòa án xem xét hủy (điểm đ khoản 2 Luật Trọng tài thương mại 2010).

+ Phán quyết của tòa án có thể bị kháng cáo dẫn tới việc quá trình tố tụng bị kéo dài, trì hoãn.

 

+ Nguyên tắc xét xử công khai có thể khiến doanh nghiệp bị giảm uy tín trên thương trường và dễ bị tiết lộ các bí mật kinh doanh.

+ Đối với các tranh chấp có tính chất quốc tế thì phán quyết của tòa án rất khó được thừa nhận.

Có thể thấy trong các phương pháp giải quyết tranh chấp thương mại phổ biến hiện nay, mỗi một phương pháp lại có mặt thuận lợi cũng như mặt hạn chế của riêng mình. Tùy thuộc vào khả năng đáp ứng cách thức giải quyết tranh chấp mà các bên lựa chọn các phương pháp hiệu quả nhất đối với bản thân.

Trên đây là một số phân tích của Luật Đông Nam Hải về Các phương thức giải quyết tranh chấp trong hoạt động thương mại. Nếu quý khách có bất kỳ vướng mắc cần giải đáp hoặc thắc mắc về dịch vụ của chúng tôi xin vui lòng liên hệ: 

CÔNG TY LUẬT ĐÔNG NAM HẢI

Hotline: 0976504831/ 0939958886
Email: luatdongnamhai.dnh@gmail.com
Website: luatdongnamhai.com

Địa chỉ: Số 39, Tập thể Cục cảnh sát Hình sự, ngõ 187 Trung Kính – Yên Hòa – Cầu Giấy – HN

Bài viết có liên quan:

Tìm hiểu về tranh chấp thương mại

Các vấn đề liên quan đến đại lý thương mại

Tư vấn về rủi ro pháp lý của hợp đồng thương mại

Hợp đồng môi giới thương mại