Giải quyết tranh chấpDịch vụ Luật SưLuật sư tư vấnTư vấn doanh nghiệp

Tìm hiểu về tranh chấp thương mại

89views

Tranh chấp thương mại là một dạng tranh chấp phổ biến và là một khái niệm không hề xa lạ trong hoạt động của nền kinh tế thị trường. Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế nước ta hiện nay, số lượng các doanh nghiệp mới ngày càng gia tăng đồng nghĩa với hoạt động kinh doanh thương mại sẽ phát triển mạnh mẽ và đi kèm theo đó là các tranh chấp phát sinh xảy ra cũng ngày càng nhiều. Các tranh chấp thường rất đa dạng nhưng đều xuất phát từ lợi ích của các bên. Bài viết sau đây của Luật Đông Nam Hải xin đưa ra một số khái quát chung về tranh chấp thương mại giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan xoay quanh vấn đề này.

I. Khái niệm về tranh chấp thương mại:

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau được đưa ra về tranh chấp thương mại tùy theo quan điểm trên thực tiễn và dựa theo giải thích về “hoạt động thương mại” (theo khoản 1 Điều 3 Luật Thương Mại 2005) chúng ta có thể hiểu xuất phát từ khái niệm tranh chấp nói chung chính là những mâu thuẫn bất đồng (hoặc xung đột) về quan điểm, lợi ích, về quyền và nghĩa vụ phát sinh giữa hai hoặc nhiều bên và cụ thể trong trường hợp này là tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện hoạt động thương mại nhằm mục đích sinh lợi như mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

II. Đặc điểm của tranh chấp thương mại

Tranh chấp thương mại mang những đặc trưng của một tranh chấp nói chung và kèm theo yếu tố thương mại sẽ có những đặc điểm riêng như sau:

1. Chủ thể của tranh chấp thương mại chủ yếu là thương nhân.

Các quan hệ thương mại, hoạt động thương mại được thiết lập và thực hiện chủ yếu giữa các thương nhân với nhau. Trong một số trường hợp, cá nhân, tổ chức không phải là thương nhân cũng có thể là chủ thể của tranh chấp thương mại do cũng có những mối quan hệ thương mại được giao kết giữa một bên là thương nhân với một bên là cá nhân, tổ chức không phải thương nhân. Ví dụ: Tranh chấp giữa các công ty và thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty

2. Nội dung tranh chấp thương mại

Các thương nhân tham gia vào hoạt động thương mại với mục đích sinh lợi nhuận và do đó những mâu thuẫn hay xung đột phát sinh từ hoạt động thương mại khi quyền và lợi ích không được đảm bảo. Thực chất tranh chấp thương mại là tranh chấp hợp đồng. Một trong các bên có sự vi phạm hợp đồng khi không thực hiện đúng hoặc không đầy đủ các nghĩa vụ như đã thỏa thuận được ghi nhận trong hợp đồng làm ảnh hưởng đến lợi ích của bên còn lại. Những lợi ích phát sinh từ tranh chấp thường là lợi ích về vật chất và đây được xem là thước đo đánh giá dưới góc độ giá trị của tranh chấp.

3. Tranh chấp thương mại phát sinh từ hoạt động thương mại

Tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh từ chính hoạt động thương mại. Trong đó, hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác (khoản 1 Điều 3 Luật thương mại 2005).

III. Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại

Hiện nay các tranh chấp thương mại được giải quyết thông qua bốn phương thức và được pháp luật hiện hành công nhận bao gồm: Thương lượng, Hòa giải, Trọng tài thương mại  Tòa Án.

Các phương thức đã nêu có sự khác nhau về tính chất, thủ tục và trình tự tiến hành đồng thời cũng mang những ưu điểm riêng và hạn chế nhất định. Trong những phương thức giải quyết tranh chấp kể trên thì thương thức Thương lượng và Hòa giải luôn được ưu tiên hàng đầu và khuyến khích các bên cùng ngồi lại với nhau để đưa ra phương án giải quyết tốt nhất

Phương thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại thường được đánh giá cao dưới góc độ các nhà phân tích nhưng trên thực tế thì chưa thực sự được hiệu quả. Trọng tài thương mại với tư cách là bên thứ ba độc lập giải quyết tranh chấp bằng trọng tài nhằm đưa ra phán quyết có giá trị bắt buộc các bên phải thi hành. Hiệu lực thi hành của phán quyết trọng tài mặc dù được sự phối hợp từ phía cơ quan thi hành án nhưng vẫn còn rất thấp

Đối với phương thức giải quyết tranh chấp cuối cùng là khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền. Đây là phương thức mà các bên cần cân nhắc trước khi lựa chọn khi chi phí giải quyết tranh chấp giải quyết theo thủ tục tố tụng sẽ không hề nhỏ khi giá trị tranh chấp lớn và mất rất nhiều thời gian và công sức cho các bên đến khi có phán quyết cuối cùng của Tòa án.

Từ những phân tích trên có thể thấy, mỗi phương thức giải quyết tranh chấp đều mang những đặc điểm riêng với những ưu điểm và hạn chế nhất định. Do đó, dựa trên từng trường hợp cụ thể các bên có thể cân nhắc và lựa chọn được phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp nhất.

Trên đây là một số ý kiến phân tích của Luật Đông Nam Hải về Tranh chấp thương mại. Hy vọng những ý kiến tư vấn của chúng tôi có thể giúp quý bạn đọc giải đáp được phần nào những thắc mắc xoay quanh chủ đề trên. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT ĐÔNG NAM HẢI

Hotline: 0976504831/ 0939958886
Email: luatdongnamhai.dnh@gmail.com
Website: luatdongnamhai.com

Địa chỉ: Số 39, Tập thể Cục cảnh sát Hình sự, ngõ 187 Trung Kính – Yên Hòa – Cầu Giấy – HN

Bài viết có liên quan: 

Giải quyết tranh chấp hợp đồng

Dịch vụ thu hồi nợ cho doanh nghiệp

Giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp

Dịch vụ luật sư riêng cho doanh nghiệp