Hồ sơ nhãn hiệuDịch vụ

Phân biệt giữa nhãn hiệu và thương hiệu – Luật Đông Nam Hải

75views

Khi tiếp cận với một doanh nghiệp để nhận diện và lựa chọn một cách chính xác những dòng sản phẩm dịch vụ nào đó, người tiêu dùng không dùng hình dáng bên ngoài của sản phẩm mà sẽ phân biệt thông qua nhãn hiệu. Nói cách khác, chính nhãn hiệu tạo nên sự khác biệt và tồn tại của một thương hiệu. Đồng thời, đây cũng chính là đối tượng dễ bị làm giả, làm nhái nhất khi các doanh nghiệp khác muốn ăn theo uy tín của một doanh nghiệp đã có thương hiệu. Do đó, để bảo vệ thương hiệu và chống sự cạnh tranh không lành mạnh từ phía các đối thủ, cách tốt nhất là các doanh nghiệp nên đăng kí nhãn hiệu cho sản phẩm và dịch vụ mà mình cung ứng. Bài viêt dưới đây của Luật Đông Nam Hải sẽ đưa ra cách phân biệt 2 khái niệm trên:

 

 

NỘI DUNG NHÃN HIỆU THƯƠNG HIỆU
Khái niệm ·        Nhãn hiệu là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ của tổ chức, cá nhân khác nhau. Dấu hiệu có trong nhãn hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được, pháp luật Việt Nam không bảo hộ cho những nhãn hiệu không thể nhìn thấy như âm thanh, mùi vị. Dấu hiệu có thể thể hiện dưới dạng chữ cái, chữ số, hình ảnh..các yếu tố trên có thể độc lập hoặc kết hợp với nhau.·        Nhãn hiệu theo định nghĩa tại Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. ·        Thương hiệu là một tập hợp những cảm nhận của khách hàng về một công ty, một sản phẩm hay dịch vu với đầy đủ các khía cạnh: mô tả nhận diện; giá trị, thuộc tính, cá tính. Thương hiệu ràng buộc với người tiêu dùng qua mối quan hệ thương hiệu-người tiêu dùng.·        Thương hiệu theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO):  là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hóa hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hoặc cung cấp bởi một tổ chức hoặc một cá nhân.
Về phương diện pháp lý Chỉ có nhãn hiệu là đối tượng được bảo hộ bởi Luật Sở hữu trí tuệ, được các cơ quan quản lý Nhà nước công nhận và bảo hộ. Thương hiệu chưa được qui định trong luật Sở hữu trí tuệ, là kết quả phấn đấu lâu dài của doanh  nghiệp và người tiêu dùng là người công nhận.
Về khía cạnh vật chất  Nhãn hiệu có thể là từ ngữ, hình ảnh, biểu tượng giúp khách hàng nhận diện bên ngoài của hàng hóa. Thương hiệu là hình tượng về hàng hóa trong tâm trí người tiêu dùng.
Về thời gian tồn tại Nhãn hiệu dễ thay đổi theo những yếu tố tác động bên ngoài nhất định như thị hiếu người tiêu dùng.Nhãn hiệu được bảo hộ trong thời gian có hạn. Thương hiệu tồn tại lâu hơn nhãn hiệu. Có tính ổn định, lâu dài, không dễ thay đổi.Thương hiệu tồn tại lâu dài trong tâm trí người tiêu dùng.
Về số lượng 1 doanh nghiệp có thể có nhiều nhãn hiệu. 1 doanh nghiệp chỉ có thể có 1 thương hiệu.

Với thực tế so sánh như trên, có thể hiểu như sau:

  • Trong nhiều trường hợp, một thương hiệu có thể chính là một nhãn hiệu hoặc một chỉ dẫn địa lý hoặc một tên thương mại của Công ty. Tuy nhiên, các sản phẩm đó thường phải tạo được uy tín trên thị trường hoặc được biết đến rộng rãi.
  • Một thương hiệu có thể bao gồm các đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ khác như kiểu dáng công nghiệp, quyền tác giả và các đối tượng không thuộc quyền sở hữu trí tuệ như các phương thức riêng phục vụ, chăm sóc khách hàng.
  • Việc đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu đã được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ, nhưng đối tượng của thương hiệu lại không được luật hóa nên việc bảo hộ thương hiệu thường phức tạp hơn và đòi hỏi biện pháp tổng hợp.
  • Nhãn hiệu và thương hiệu về lý thuyết đều có thể định giá để xác định về mặt tài sản, góp vốn hay chuyển nhượng, chuyển giao quyền. Tuy vậy, do bản chất của chúng không hoàn toàn giống nhau nên cách đánh giá phải phụ thuộc vào từng đối tượng. 

     

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Đông Nam Hải về Phân biệt giữa nhãn hiệu và thương hiệu. Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ với Công ty Luật TNHH Đông Nam Hải để được tư vấn giải đáp.

Hotline:  0976504831/ 0939958886
Email: luatdongnamhai.dhn@gmail.com
Website: 
 http://luatdongnamhai.com

Địa chỉ:Số 39, ngõ 187 Trung Kính – Yên Hòa – Cầu Giấy – HN

Bài viết liên quan:

CẤU TẠO MÃ SỐ MÃ VẠCH

Ý nghĩa của việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

1 Comment

Comments are closed.