Hợp đồng môi giới thương mại
Hợp đồng môi giới thương mại là gì? Nội dung, hình thức của hợp đồng môi giới thương mại như thế nào? Các bên có quyền lợi nghĩa vụ ra làm sao?
Hợp đồng môi giới thương mại
I. Khái niệm Hợp đồng môi giới thương mại
Môi giới thương mại là “hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới”. (Điều 150 Luật thương mại 2005)
- Hoạt động cung ứng các hoạt động môi giới thương mại do một thương nhân thực hiện tạo nên một loại dịch vụ, đó là dịch vụ trung gian thương mại. Bên được môi giới cùng với dịch vụ môi giới này của mình có thể giúp tìm kiếm và cung cấp các thông tin cần thiết về đối tác cho bên được môi giới; tiến hành các hoạt động giới thiệu về hàng hóa, dịch vụ cần môi giới; thu xếp để các bên được môi giới tiếp xúc với nhau, giúp đỡ các bên được môi giới soạn thảo văn bản hợp đồng khi học yêu cầu.
- Quan hệ môi giới thương mại được hình thành trên cơ sở hợp đồng môi giới thương mại. Hợp đồng môi giới thương mại có thể được hiểu là sự thỏa thuận của các bên, trong đó một bên là thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ và bên được môi giới có nghĩa vụ trả thù lao cho bên môi giới theo như thỏa thuận.
II. Đặc điểm của hợp đồng môi giới thương mại
- Chủ thể của quan hệ môi giới thương mại được xác lập bởi hợp đồng môi giới thương mại gồm bên môi giới và bên được môi giới. Bên được môi giới phải là thương nhân đáp ứng đầy đủ các điều kiện được quy định tại Điều 6 Luật thương mại năm 2005 để có thể được thực hiện dịch vụ môi giới thương mại và không nhất thiết phải có cùng ngành nghề đăng ký kinh doanh trùng với ngành nghề kinh doanh của bên được môi giới. Theo pháp luật hiện hành, bên được môi giới không xác định được có nhất thiết là thương nhân hay không. Khi thực hiện hoạt động môi giới thương mại với các bên, bên môi giới sử dụng danh nghĩa của mình.
- Đối tượng của hoạt động môi giới chính là công việc môi giới nhằm chắp nối quan hệ giữa các bên được môi giới với nhau.
III. Quyền và nghĩa vụ của các bên
a) Quyền và nghĩa vụ của bên môi giới
- Nghĩa vụ của bên môi giới:
+ Bảo quản mẫu hàng hóa, tài kiệu được giao để thực hiện việc môi giới và phải hoàn trả cho bên được môi giới sau khi hoàn thành việc môi giới.
+ Không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm phương hại đến lợi ích của bên được môi giới.
+ Chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của các bên được môi giới nhưng không chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán của họ.
+ Không được tham gia thực hiện hợp đồng giữa các bên được môi giới trừ trường hợp có ủy quyền của bên được môi giới.
- Quyền của bên môi giới.
+ Bên môi giới được quyền hưởng thù lao môi giới theo mức quy định trong hợp đồng môi giới. Trong trường hợp các bên được môi giới không ký kết được hợp đồng với nhau, bên môi giới không được hưởng thù lao môi giới nhưng nếu các bên không có thỏa thuận khác, bên môi giới vẫn có quyền yêu cầu bên được môi giới thanh toán cho mình các chi phí hợp lý liên quan đến việc môi giới. Theo Khoản 2 điều 153, điều 86 Luật thương mại năm 2005 nếu trong hợp đồng các bên không thỏa thuận mức thù lao thì mức thù lao môi giới được xác định theo giá của loại dịch vụ đó trong các điều kiện tương tự về phương thức cung ứng, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá dịch vụ.
b, Quyền và nghĩa vụ của bên được môi giới hàng hóa.
- Nghĩa vụ của bên được môi giới hàng hóa:
Điều 152 Luật thương mại 2005 quy định nghĩa vụ của bên được môi giới hàng hóa ghi rõ:
+ Cung cấp các thông tin, tài liệu, phương tiện cần thiết liên quan đến hàng hoá, dịch vụ.
+ Trả thù lao môi giới và các chi phí hợp lý khác cho bên môi giới.
- Quyền của bên được môi giới hàng hóa:
Căn cứ vào các nghĩa vụ của bên được môi giới, có thể xác định bên được môi giới có các quyền sau:
+ Yêu cầu bên môi giới bảo quản các mẫu hàng hóa, tài liệu đã được giao để thực hiện việc môi giới và phải hoàn trả cho bên được môi giới sau khi hoàn thành việc môi giới.
+ Yêu cầu bên môi giới không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm phương hại đến lợi ích của mình.
Hợp đồng môi giới thương mại đây là loại hợp đồng phức tạp, có thể xảy ra tranh chấp giữa bên môi giới và bên được môi giới về bảo quản hàng hóa, tài liệu giao, công việc phải thực hiện … Với đội ngũ Luật sư giỏi về kinh nghiệm trong tư vấn, soạn thảo, xử lý các hợp đồng xúc tiến thương mại Công ty Luật TNHH Đông Nam Hải luôn đáp ứng những yêu cầu của khách hàng, đảm bảo quyền, lợi ích của khách hàng được đảm bảo theo quy định của Pháp luật.
Công ty Luật Đông Nam Hải chúng tôi vui lòng được hỗ trợ pháp lý để giải quyết mọi khó khăn, vướng mắc của quý khách hàng. Mọi thắc mắc xin được liên hệ:
CÔNG TY LUẬT ĐÔNG NAM HẢI
Hotline: 0976504831/ 0939958886
Email: luatdongnamhai.dnh@gmail.com
Website: luatdongnamhai.com
Các bài viết có liên quan: