Chia tài sản thừa kế không có di chúc
Thưa luật sư, bố mẹ tôi có 5 người con (3 gái, 2 trai). Trong đó, chị tôi đã chết năm 2016 (chị Hương có hai người con). Bố tôi do bị tai nạn mất vào tháng 11/2017. Sau đó, mẹ tôi cũng bị tai biến và mất vào tháng 8/2018. Tài sản chung của hai ông bà để lại gồm có: hai căn nhà và một mảnh đất có diện tích 200m2 tại quê nhà (được mua vào tháng 8/2017). Ông bà mất đi có để lại di chúc được viết vào tháng 5/2017 được công chứng với nội dung để lại 1 căn nhà con cả là anh Tùng, và căn nhà còn lại cho anh Tú mà không hề nhắc đến việc cho ai mảnh đất 200m2 nói trên. Việc cha mẹ lập di chúc để lại hai căn nhà cho hai anh trai của mình thì chúng tôi không có ý kiến phản đối nào. Nhưng còn mảnh đất 200m2 tại Nam Định thì có xảy ra tranh chấp. Bởi hai anh con trai cho rằng, di chúc trước đó cha mẹ mình chỉ để lại cho hai người con trai và các cô con gái đã đi lấy chồng thì đã theo nhà chồng nên mảnh đất đó cũng thuộc về hai anh con trai mà thôi. Mảnh đất được chia ra làm hai phần, mỗi anh con trai được hưởng một phần. Hai người con gái chúng tôi không đồng ý cách chia đó nên tìm mọi cách để không cho hai người anh bán mảnh đất đó. Vậy luật sư cho tôi hỏi, liệu hai người anh của tôi có phải là người được thừa kế hết mảnh đất đó không?
Trả lời: Với câu hỏi về việc chia di sản thừa kế của bạn, chúng tôi xin đưa ra ý kiến như sau:
Theo điều 659, Bộ luật Dân sự 2015 về phân chia di sản theo di chúc quy định như sau:
“1. Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
- Trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản.”
Căn cứ theo quy định trên thì trong di sản của ông An và bà Hoa được nhắc đến trong di chúc là hai căn nhà tại Đội Cấn và Láng Thượng. Và trong di chúc có ghi rõ ràng từng phần là chia căn nhà cho anh Tùng căn nhà ở Láng Thượng, và anh Tú căn nhà ở Đội Cấn. Như vậy, anh Tùng và anh Tú là người được hưởng di sản theo di chúc.
Tuy nhiên, trong tình huống trên có xảy ra tranh chấp di sản thừa kế là mảnh đất tại Nam Định. Mảnh đất trên không hề được nhắc đến trong di chúc của hai ông bà sẽ được chia như thế nào?
Theo khoản 2, điều 650, BLDS 2015 quy định:
“2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
- a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
- b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
- c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”
Căn cứ theo khoản 2, điều 650, BLDS 2015 thì mảnh đất 200m2 tại Nam Định là phần di sản không được định đoạt trong di chúc nên sẽ được chia thừa kế theo pháp luật.
Điều 651, BLDS 2015 quy định về Người thừa kế theo pháp luật như sau:
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
- a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
- Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.”
Theo quy định trên thì 5 người con của hai ông bà đều là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Vì cùng là những cười cùng hàng thừa kế nên mảnh đất đó sẽ được chia ra làm 5 phần bằng nhau, và mỗi người con sẽ được một phần mà không có sự phân biệt là con trai hay gái.
Tiếp đó, chị Hường mất từ năm 2016 nhưng có hai người con. Nên phần di sản được chia của chị sẽ để lại cho hai đứa con của mình. Do:
Điều 652 BLDS 2015 có quy định: “Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”.
Trong tình huống trên, chị Hường chết trước cha mẹ mình( năm 2016), nên hai con của chị Hường vẫn còn sống sẽ được hưởng một phần năm mảnh đất ở Nam Định trong di sản của ông bà mình để lại mà đáng ra chị Hường sẽ được hưởng nếu còn sống.
Vậy nên, số di sản của ông An và bà Hòa ngoài việc chia theo di chúc hai căn nhà thì mảnh đất sẽ được chia theo pháp luật. Cụ thể, mảnh đất đó sẽ chia ra làm năm phần bằng nhau cho 4 người con mỗi người một phần và hai đứa cháu (con của chị Hường) một phần.
Trên đây là bài viết của tôi về Chia tài sản thừa kế không có di chúc. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT ĐÔNG NAM HẢI
Hotline: 0976504831/ 0939958886
Email: luatdongnamhai.dnh@gmai.com
Website: http://luatdongnamhai.com. Địa chỉ: Số 39, ngõ 187 Trung Kính – Yên Hòa – Cầu Giấy – HN
Các bài viết có liên quan: